Khoa Glôcôm

Lịch sử hình thành: 

Ngay từ những ngày đầu thành lập Viện Mắt trung ương (nay là bệnh viện Mắt trung ương), khoa Glôcôm nằm trong khoa B. Từ năm 1973, khoa Glôcôm tách ra thành một khoa riêng biệt và mang tên là khoa Tổng hợp. Từ năm 2003, khi Viện Mắt trung ương đổi tên thành Bệnh viện Mắt trung ương thì khoa Tổng hợp cũng được đổi lại tên thành khoa Glôcôm như ngày nay.

Các thành tựu khoa học:

  • Lần đầu tiên tại Việt Nam, phương pháp phẫu thuật mổ lấy thể thuỷ tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo đã được GS Nguyễn Trọng Nhân áp dụng tại khoa Tổng hợp vào năm 1978.
  • Từ cuối năm 1980, GS Nguyễn Trọng Nhân đã đề xuất kỹ thuật phẫu thuật kẹt củng mạc dưới vạt củng mạc. Đây là một kỹ thuật có nhiều ưu điểm như hạ nhãn áp tốt và lâu dài, ít gây tổn thương cho cấu trúc của nhãn cầu.
  • Từ năm 1983, GS Nguyễn Trọng Nhân và các bác sĩ trong khoa đã tiến hành ghép giác mạc và lắp giác mạc nhân tạo điều trị các trường hợp sẹo giác mạc nặng, đặc biệt những trường hợp bỏng mắt do hoá chất. 
  • Vào những năm 1990, BS Lã Huy Biền và các bác sĩ trong khoa Tổng hợp đã là những người đầu tiên ứng dụng phương pháp mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo và sau đó là phương pháp mổ tán nhuyễn thể thuỷ tinh bằng siêu âm (Phacoemulsification).
  • Ngoài ra, trong nhiều năm, PGS Trần Nguyệt Thanh, TS Trương Tuyết Trinh, PGS Vũ Thị Thái, PGS. Đào Thị Lâm Hường và các bác sĩ trong khoa  còn tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh . 
  • Năm 2007, tập thể khoa Glôcôm tiến hành thực hiện đề tài cấp bộ:”Xây dựng hệ thống quản lý bệnh nhân Glôcôm tại một số cơ sở Nhãn khoa” chủ nhiêm đề tài là PGS.TS Đào Thị Lâm Hường đã góp phần từng bước xây dựng một hệ thống tuyên truyền, phát hiện sớm, quản lý và điều trị toàn diện cho các bệnh nhân bị bệnh Glôcôm. Năm 2009 khoa đã triển khai thành công phòng Dixpanxe góp phần trong công tác quản lý và theo dõi lâu dài cho bệnh nhân Glôcôm.
  • Năm 2014-2015, Khoa Glôcôm đã thực hiện đề tài nghiên cứu đa quốc gia phase II về thuốc bảo vệ thần kinh trong bệnh Glôcôm (tài trợ bởi Quark Pharma). 
  • Năm 2013-2015, khoa Glôcôm đã hoàn thành đề tài nhánh cấp Nhà nước về “Điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn”.
  • Hiện tại, khoa đang tiến hành đề tài nghiên cứu đa quốc gia về “So sánh phẫu thuật cắt bè áp MMC với phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng thì đầu” (đã được phê duyệt của Bộ Y tế) dự kiến thực hiện từ 2016-2020.
  • Chuẩn bị thực hiện đề tài đa trung tâm cấp thành phố Hà nội về điều trị Glôcôm góc đóng cơn cấp (đã được phê duyệt đề cương và ngân sách) dự kiến thực hiện từ 2017-2019.
  • Trong nhiều năm trở lại đây được sự phân công của Ban lãnh đạo bệnh viện, khoa Glôcôm đã tổ chức thành công thường niên tuần lễ Glôcôm thế giới bao gồm tuyên truyền, khám và phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân, nhằm nâng cao nhận thức của bệnh nhân cũng như của cộng đồng về bệnh Glôcôm. Bên cạnh đó khoa đã phối hợp với các công ty dược phẩm tổ chức nhiều lớp đào tạo về chuyên khoa Glôcôm trên các địa bàn có trường Đại học Y cơ sở như: Thái Nguyên, Thái Bình, Nghệ An, Huế và Hải Phòng.
  •  
  • Các trưởng khoa tiền nhiệm:

1. GS Tôn Thất Hoạt

2. GS Nguyễn Trọng Nhân

3. BS CK II  Lã Huy Biền

4. PGS Trần Thị Nguyệt Thanh

5. PGS.TS. Vũ Thị Thái

6. PGS. TS Đào Thị Lâm Hường

Trưởng khoa đương nhiệmTS. Đỗ Tấn

Phó Trưởng khoa

TS. Dương Quỳnh Chi

TS. Nguyễn Hà Thanh

Điều dưỡng trưởngCN. Nguyễn Thị Xuân Hương

Đội ngũ cán bộ hiện nay: 31 cán bộ, 9 BS  biên chế thuộc khoa, 20 điều dưỡng và 02 hộ lý. Ngoài ra còn có 7 bác sĩ biên chế thuộc các phòng ban khác trong viện đến làm việc 50% thời gian tại khoa.

Trình độ2 PGS, 05 tiến sĩ,  9 thạc sĩ

Chức năng, nhiệm vụ chính:

Khám, phát hiện và điều trị bệnh glôcôm ở mắt (glôcôm bẩm sinh, glôcôm nguyên phát, thứ phát, các hình thái glôcôm phức tạp..).  Tiến hành điều trị phẫu thuật các bệnh lý về mắt khác như: phẫu thuật đục thể thuỷ tinh,  phẫu thuật bong võng mạc, điều trị các bệnh nội khoa như viêm màng bồ đào trước, viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật, viêm mủ nội nhãn nội sinh... Các biến chứng trong và sau phẫu thuật từ các tuyến dưới chuyển lên. Theo dõi và điều trị ngoại trú bệnh nhân sau mổ của khoa, bệnh nhân glôcôm điều trị nội khoa.

Các danh hiệu thi đua khen thưởng:

Tập thể:

- Hai lần được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba, năm 1985 và 2005.

- Bộ Y tế tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” năm 2008, 2009

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2012 và được Bộ Y tế tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

- Nhiều năm liền đạt tổ đội lao động xuất sắc

Cá nhân:

Anh hùng lao động Nguyễn Trọng Nhân (1985)

- Thầy thuốc nhân dân: GS.TS. Nguyễn Trọng Nhân và PGS.TS. Trần Thị Nguyệt Thanh.

- BS CK II, Thầy thuốc Ưu tú Lã Huy Biền: Huân chương Quyết thắng hạng I; Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng III; Huy chương Giải phóng hạng I và hạng II; Bằng “ Lao động sáng tạo “..

- PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Trần Thị Nguyệt Thanh: Huân chương lao động hạng III; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ

- PGS. TS . Thầy thuốc Ưu tú Vũ Thị Thái: Bằng khen của Bộ Y tế

- PGS. TS.  Thầy thuốc Ưu tú Đào Thị Lâm Hường: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ và của Bộ Y tế

Nhiều cán bộ được nhận huân chương lao động và huy chương vì sức khoẻ nhân dân, và nhiều bằng khen của Bộ y tế, của ngành

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 123
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 123
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 29996633