Bác Hồ với ngành mắt - Ngành mắt với Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp của mình cho dân tộc và nhân loại: Sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Đó là quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc cho con người. Người xác định sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Theo Người, “dân cường thì quốc thịnh”. Người luôn đấu tranh để xây dựng một nền y tế tiến bộ và hiện đại, mà người thầy thuốc được xem như “chiến sỹ đánh giặc ốm, để bảo vệ khang kiện của giống nòi”. Người cho rằng sức khoẻ của mỗi người dân có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp với sức mạnh dân tộc: Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ.

Phát huy truyền thống đoàn kết và sức mạnh anh hùng, tiếp tục xây dựng Bệnh viện Mắt TƯ theo hướng "Khoa học - Dân tộc - Hiện tại - Nhân văn"

Từ một nhà thương chữa mắt dốc Hàng Gà nhỏ bé (Sau này đổi tên thành Viện Mắt) với 50 giường bệnh ra đời năm 1917 mà cả Đông Dương biết đến, chỉ có vài bác sỹ, được trang bị thô sơ…khám và điều trị các bệnh mắt thông thường, do người Pháp trực tiếp điều hành.

Bệnh viện chữa mắt

Giờ đây đi qua phố Trần Nhân Tông, đứng trước toà nhà ba tầng đồ sộ mới tinh với những khung cửa chớp sơn màu lá mạ nổi bật trên nền tường màu ve nhạt ai mà không liên tưởng ngay đến “nhà thương chữa mắt” cũ cổ lỗ, tiều tuỵ ngày nào. Bệnh viện này vốn xây dựng từ năm 1917, gồm một nhà khám và một nhà điều trị cho 50 người bệnh, sau cũng có mở mang thêm ở bên trong cho 180 giường. Từ lúc còn là một học trò nhỏ cho đến sau khi tiếp quản, qua đây tôi vẫn thấy gần y nguyên...

Thanh toán quặm và giải phóng bệnh đục thủy tinh thể ở tuyến huyện - Bước đột phá của ngành mắt

Theo điều tra thì tỉ lệ từ 5 - 7 %, lông quặm lại là một biến chứng gây mù loà nhiều nhất cho nhân dân ta từ những năm 1970 trở về trước. Cứ theo như tỉ lệ lông quặm thì mỗi một tỉnh thành có hàng trăm ngàn người có yêu cầu được mổ ngay về lông quặm.

Chữa mắt cho Bác Hồ

Năm 1965, Quân đội Mỹ đổ bộ ồ ạt vào miền Nam nước ta. Không quân Mỹ đánh phá ác liệt cả ngày, cả đêm ở nhiều vùng đông dân trên miền Bắc. Nhân dân ta đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao - cuộc chíên tranh với một siêu cường. Giữa lúc này, Bác Hồ bị một cơn bệnh ngặt nghèo!

Đôi mắt ngân

Thú thật, khi mới được phân công vào ngành Mắt, tôi đã bàng hoàng thất vọng … Từ thuở nhỏ ở Sài Gòn, hình ảnh cha tôi, một “thầy thuốc Đông Dương” xuất thân từ Trường Y khoa Hà Nội thời Pháp thuộc, về sau trở thành một nhà sản khoa tận tụy và tài năng, đã để lại trong tôi một dấu ấn đậm sâu. Vào học nghề y, tôi cứ nuôi chí hướng sau này về nước sẽ nối nghiệp cha. Có năm tôi đã tình nguyện xin phép dự các phiên trực đêm ở bệnh viện Phụ sản Port-Royal (Paris) để được học tập và đôi khi được thực hành những ca đẻ dễ. Thế mà hôm nay …

Chương I: Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 (1916 - 1945)

Chương I GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1916-1945) Ngày 14.7.1915, Thống sứ Bắc Kỳ ký quyết định thành lập khoa Mắt tại Hà Nội. Sau 9 tháng xây dựng cơ sở, ngày 16.4.1916, khoa Mắt bắt đầu nhận bệnh nhân nhưng chỉ khám và chữa ngoại trú vì nhà cửa còn quá nghèo nàn, không có giường điều trị nội trú.

Chương II: Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)

Chương II GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946-1954) Cách mạng tháng tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta, kết thúc 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân và hàng nghìn năm áp bức của chế độ phong kiến, đồng thời cũng bắt đầu thời kỳ xây dựng một nền y dược học Việt nam mang tính “dân tộc, khoa học và đại chúng”. Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ nay nhân dân ta thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Chương III: Giai đoạn xây dựng XHCN ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975)

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Genévơ năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam còn bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị nên nhân dân ta phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Miền Bắc được coi là hậu phương lớn và miền Nam được coi là tiền tuyến lớn. Ngày 22.7.1954, trong lời kêu gọi sau khi hội nghị Genévơ kết thúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở nhân dân cả nước: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”.

Giai đoạn IV: Giai đoạn thống nhất đất nước (1975 - 1996)

Trước tình hình và yêu cầu mới của ngành y tế, trong vai trò là Viện chuyên khoa đầu ngành cả nước, Ban lãnh đạo Viện đã dự kiến những khó khăn sẽ phải vượt qua và đề ra một số công việc cần làm ngay. Giáo sư, Viện trưởng Nguyễn Xuân Nguyên đã chỉ rõ :“ ...Mọi người chúng ta và đặc biệt các thầy thuốc, cán bộ chuyên khoa mắt không những có nhiệm vụ bảo vệ ánh sáng của đôi mắt, tạo điều kiện cho mọi người có thể phát huy được năng suất lao động cao nhất, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng của cả nước”.
Trang 1 trong 2 1 2 > >>