Việt Nam đã có 841 người hiến giác mạc từ 17 tỉnh thành trong cả nước

Đây là thông tin được PGS-TS Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cung cấp trong Lễ tôn vinh Nghĩa cử cao đẹp của người hiến giác mạc do Bệnh viện Mắt Trung ương phối hợp với UBND Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) tổ chức ngày 03/12/2020.

Tôn vinh những người hiến tặng giác mạc năm 2019 tại Ninh Bình

Ngày 28/11 tại Ninh Bình, Bệnh viện Mắt Trung ương phối hợp với UBND huyện Kim Sơn tổ chức vinh danh những người đã hiến giác mạc giúp cho những người bị mù do bệnh lý giác mạc có cơ hội tìm lại ánh sáng.

Tôn vinh người hiến tặng giác mạc tại Nam Định

Nhân dịp chúc mừng năm mới 2019 và lễ Giáng sinh năm 2018, tại giáo xứ Trung Thành (xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), Bệnh viện Mắt T.Ư  phối hợp Caritas Giáo phận Bùi Chu tổ chức lễ Tôn vinh những người hiến giác mạc năm 2018. Buổi lễ nhằm tôn vinh những người hiến giác mạc sau khi qua đời và tri ân thân nhân các gia đình có người tham gia hiến giác mạc. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các giáo dân, người dân tích cực tham gia trong phong trào hiến tặng giác mạc trên địa bàn trong thời gian tới.

Mẫu đơn đăng ký hiến tặng Giác Mạc

Hiến tặng Giác Mạc, ánh sáng cho người mù.

LÀM VIỆC THIỆN... TRƯỚC LÚC RA ĐI

Đối với người dân Việt Nam, triết lý được toàn thân khi “nhắm mắt xuôi tay” luôn được đề cao. Vậy mà tại xứ đạo nghèo Cồn Thoi ven biển của huyện Kim Sơn, Ninh Bình có tới 3 người phụ nữ khi qua đời đã hiến tặng giác mạc của mình cho những người còn sống.

ÁNH SÁNG CHO NGƯỜI SAU

TT - “Ngân hàng mắt có triển vọng mới rồi!” - PGS. TS Hoàng Thị Minh Châu, phó giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương, nói như reo khi thông báo về kết quả khả quan của hai giác mạc hiến tặng đầu tiên đã hồi sinh ánh sáng cho hai người phụ nữ ngỡ đã phải chấp nhận sống trong mù lòa suốt đời.

CỤ BÀ 93 TUỔI TÌNH NGUYỆN HIẾN TẶNG GIÁC MẠC

Cụ Phạm Thị Nhẫn, 93 tuổi là giáo dân ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trước khi mất, cụ Nhẫn đã nguyện hiến tặng giác mạc sau khi qua đời. Linh mục Antôn Đoàn Minh Hải, phụ trách giáo xứ Cồn Thoi đã báo tin cho cán bộ Ngân hàng Mắt để đến thu nhận giác mạc của cụ Nhẫn.

“KHI CHÚA GỌI TÔI VỀ TÔI SẼ HIẾN GIÁC MẠC”

Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay, câu nói ấy của người xưa thấm đẫm trong lòng những người mà cuộc sống không còn ánh sáng. Những tưởng bóng đêm mênh mông sẽ vĩnh viễn bao trùm lên số phận không may mắn của họ. Nhưng điều kỳ diệu đã đến khi có những con người, trước khi bước vào thế giới vĩnh hằng, đã để lại cho đời những nguồn sáng quý giá. Họ là những người đã hiến tặng giác mạc của mình cho những bệnh nhân bị mù lòa. Điều đáng nói là 3/4 số người tình nguỵện hiến tặng giác mạc đầu tiên ở Việt Nam đều là những người dân của xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

GIA ĐÌNH BÀ TÊRÊXA THẾ, MARIA HIẾN ĐƯỢC BV MẮT TW KHEN

Để bày tỏ sự biết ơn của những người may mắn tìm được ánh sáng, thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với những cá nhân và gia đình có nghĩa cử cao đẹp, nhân đạo này, sáng 21/9/2014 Bệnh viện Mắt TW tổ chức trao bằng ghi nhận "Nghĩa cử cao đẹp" và thư cảm ơn của Ban Giám đốc Bệnh viện Mắt TW (PGS.TS Hoàng Thị Minh Châu - Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn) đến hai gia đình.

“TRUYỀN TAY”… ÁNH SÁNG

Tôi vẫn còn nhớ tháng 10/2003 đài truyền hình có phát chương trình trực tiếp người mù được chữa lành mắt. Về cảm giác đầu tiên sau khi nhìn thấy ánh sáng, chị nói: “Tôi đã thức suốt đêm, không dám ngủ. Không phải vì không ngủ được mà chỉ bởi, tôi sợ nếu nhắm mắt lại, khi tỉnh dậy sẽ không nhìn được nữa". Trên đây là câu chuyện bà giáo Nguyễn Thị Hồng Ngọc kể lại cho tôi khi nằm trên giường bệnh. Bắt đầu từ câu chuyện đó, bà Ngọc đã tình nguyện hiến tặng cho đời đôi mắt của chính mình.