Chủ đề của tuần lễ glôcôm năm nay là “Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh glôcôm” hướng tới khuyến cáo cộng đồng tập trung vào việc huy động các cộng đồng trên toàn thế giới cùng nhau đấu tranh chống lại tình trạng mù lòa do bệnh glôcôm gây ra. Hãy tham gia các hoạt động được tổ chức trên toàn cầu, nâng cao nhận thức và tìm hiểu thêm về bệnh glôcôm. Phát hiện sớm giúp ngăn ngừa tình trạng mù lòa không hồi phục do bệnh glôcôm gây nên. Cùng với các hoạt động sôi nổi của các cơ sở y tế hưởng ứng tuần lễ glôcôm trên toàn quốc, từ ngày 9 đến ngày 15/3/2025, khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương đã tổ chức meeting hưởng ứng, tuyên truyền về bệnh glôcôm cho 200 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bên cạnh đó, phòng khám ngoại trú glôcôm đã đo nhãn áp – khám sàng lọc cho 94 bệnh nhân ngoại trú và 14 bệnh nhân khám bảo hiểm y tế.
Ở thời điểm kết thúc tuần lễ glôcôm thế giới chúng ta hãy cùng suy ngẫm về những con số biết nói:
- Hơn 78 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh glôcôm.
- Dự kiến sẽ có 111,8 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2040.
- 90% bệnh nhân glôcôm không được phát hiện sớm ở các nước đang phát triển.
- 1 tỷ người không được tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt do phân bố không công bằng.
- Cứ 200 người ở độ tuổi 40 thì có 1 người mắc bệnh glôcôm, tỷ lệ này tăng lên là 1/8 ở độ tuổi 80.
MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG
Những ai có nguy cơ cao bị bệnh glcôcôm?
1. Tuổi trên 40, mắt lão hóa nhanh, tiền phòng nông hoặc mắt nhỏ, viễn thị nặng…
2. Người dùng thuốc corticoid dài ngày: nhỏ mắt, tiêm, uống để điều trị bệnh toàn thân (tiểu đường, thận hư…).
3. Các thành viên trong gia đình của những người mắc bệnh glôcôm có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp mười lần so với người bình thường
4. Người dễ xúc cảm, hay lo âu, stress kéo dài
Hãy tuân thủ lịch khám mắt định kỳ
• Trước 40 tuổi: 2–4 năm/lần
• 40–60 tuổi: 2–3 năm/lần
• Sau 60 tuổi: 1–2 năm/lần
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Tin vả ảnh của Hoàng Cương/ Hòa Long