Thiết bị nhỏ mắt 

Liệu chúng có mang lại lợi ích thiết thực không?

Từ việc kiểm soát tình trạng khô mắt đến điều trị bệnh tăng nhãn áp, nhiều người coi thuốc nhỏ mắt là một phần thiết yếu trong thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày.Tuy nhiên nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc sử dụng thuốc một cách hiệu quả.

“Điều trị bệnh tăng nhãn áp và ­các bệnh mãn tính khác về mắt đòi hỏi phải sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách để thuốc có hiệu quả”, Tiến sĩ Steven L. Mansberger cho biết. Theo ông: bệnh nhân không chỉ nên sử dụng thuốc đúng thời điểm mà còn phải đảm bảo thuốc nhỏ mắt thực sự đi vào mắt.

Một số thiết bị hiện có sẵn để giúp vượt qua thách thức này. Các thiết bị khác nhau về cấu trúc và chức năng. Một số được gắn vào chai tiêu chuẩn để dễ bóp hoặc giảm kích thước giọt trong khi những thiết bị khác giúp căn chỉnh vị trí lọ với mắt hoặc giữ cho mí mắt mở. Khi những cải tiến này xuất hiện, liệu chúng cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề bằng cách giảm lãng phí, cải thiện độ chính xác và giảm thiểu ô nhiễm không?

1. Rào cản trong việc sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách.

Rắc rối với các lọ thuốc thông thường là việc nhỏ thuốc nhỏ mắt bằng lọ thuốc thông thường đòi hỏi sự phối hợp chính xác và một mức độ kỹ năng nhất định để căn chỉnh lọ thuốc với mắt, đồng thời giữ cho mí mắt mở đủ lâu để nhỏ một giọt vào mắt. Hầu hết mọi người đều không thích bất cứ ­thứ gì lọt vào mắt mình và việc nhỏ thuốc nhỏ mắt đòi hỏi sự phối hợp mà không nhất thiết phải theo trực giác hoặc tự nhiên.

Ngoài ra, những hạn chế về thể chất hoặc nhận thức có thể gây ra rào cản. Ví dụ: bệnh nhân thường gặp khó khăn khi nhỏ ­thuốc nhỏ mắt bao gồm những người bị suy giảm nhận thức, trí nhớ có vấn đề hoặc khả năng phối hợp. Những người mắc chứng Parkinson, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp; những người bị mù hoặc thị lực kém. Ngoài ra nhiều bệnh nhân không có người thân hoặc chuyên gia chăm sóc cá nhân hỗ trợ nhỏ thuốc nhỏ mắt có thể gặp khó khăn không hề nhỏ.­

Các vấn đề khác bao gồm lãng phí thuốc do nhiều lần thử nhỏ thuốc, sự khó chịu hoặc lo lắng của bệnh nhân khi nhỏ thuốc nhỏ mắt. Hơn nữa, lọ thuốc nhỏ mắt thường đục, khiến ­việc biết lượng thuốc còn lại khó khăn. Người ta hy vọng về cách cung cấp thuốc tốt hơn trong tương lai, chẳng hạn như lọ thuốc có thể định lượng và dễ căn chỉnh và phân phối chính xác hơn nhưng thừa nhận rằng các công ty hiện có ít động lực tài chính để thay đổi thiết kế.

Thiết bị nhỏ giọt có thể giúp ích như thế nào? Một số thiết bị hỗ trợ nhỏ mắt có thể cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân bằng cách cung cấp sự ổn định và hỗ trợ tốt hơn. Ngoài ra, những thiết bị này có khả năng giảm chi phí chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian bằng cách giảm lượng thuốc nhỏ mắt bị lãng phí, điều này cũng giúp lọ thuốc dùng được lâu hơn. Bên cạnh đó một số dạng thuốc nhỏ mắt khác hoạt động bằng cách giảm kích thước giọt thuốc, có thể giúp tăng số liều thuốc. Thực tế là đôi khi bệnh nhân nhỏ thêm thuốc để đảm bảo thuốc vào mắt, vì vậy công nghệ này có thể có lợi để giúp ngăn ngừa tình trạng hết thuốc.

Yếu tố bền vững? Các thiết bị nhỏ mắt mới như một cách giúp giảm thiểu thải rác và tăng cường duy trì kinh tế và môi trường trong chăm sóc nhãn khoa. Các bộ chuyển đổi thể tích nhỏ [như Nanodropper] có thể cho phép sử dụng lâu hơn cùng một lọ,  điều này có thể giảm thiểu thải rác và chi phí.

Ưu và nhược điểm:

Thiết kế của các thiết bị nhỏ mắt khác nhau, ảnh hưởng ­đến tính dễ sử dụng, hiệu quả và sở thích của bệnh nhân. Một số thiết bị có thể có những thách thức riêng và tương thích với những bệnh nhân cụ thể như thị lực kém cần được cân nhắc cẩn thận.

2. Các thiết bị sau đây đã được đánh giá gần đây trong một số nghiên cứu qui mô nhỏ. 

2.1. AutoDrop và AutoSqueeze:

AutoDrop được thiết kế để giữ cho mắt mở và ngăn ngừa chớp mắt ­trong khi nhỏ thuốc. Có thể tái sử dụng và dùng được với hầu hết các lọ thuốc tiêu chuẩn. Thiết bị AutoSqueeze kẹp vào lọ thuốc để hỗ trợ việc bóp thuốc ra. Hai sản phẩm này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp.

Có nhiều thiết bị được bán trên thị trường, nhưng các ­nhà nghiên cứu đã chọn ba thiết bị có vẻ dễ sử dụng và có sẵn tại thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu bao gồm 32 bệnh nhân, hầu hết trong số họ sử dụng ít nhất hai loại thuốc nhỏ mắt khác nhau. Kết quả cho thấy hơn 60% bệnh nhân sử dụng AutoDrop hoặc AutoSqueeze thấy các thiết bị này hữu ích và sẽ cân nhắc sử dụng lâu dài. Cả hai thiết bị đều tốt hơn trong việc ngăn đầu lọ thuốc chạm vào mắt so với việc chỉ sử dụng lọ thuốc thông thường.

Một nhược điểm tiềm ẩn của AutoDrop là có thể sử dụng nhiều giọt hơn mức cần thiết vì một số bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát số lượng giọt được đẩy ­ra khi sử dụng nó.

  1. 2.2. GentleDrop:

GentleDrop là một thiết bị nhỏ giọt có thể tái sử dụng, vừa vặn với lọ thuốc nhỏ mắt  tiêu chuẩn và nằm trên sống mũi để tạo sự ổn định. Những bệnh nhân có thị lực kém gặp khó khăn trong việc hình dung đầu của lọ thuốc, điều này có thể khiến việc nhỏ thuốc vào mắt trở nên khó khăn và dụng cụ hỗ trợ nhỏ thuốc có thể giúp họ thực hiện thành công hơn.

Bí quyết thành công chính được xác định là giọt thuốc nhỏ vào mắt mà không cần lọ thuốc chạm vào mắt hoặc  mí mắt. Theo biện pháp này, tỷ lệ thành công ­tăng từ 52% lúc ban đầu (không sử dụng thiết bị) lên 76% với GentleDrop, cho thấy sự cải thiện đáng kể về kỹ thuật và tính dễ sử dụng. Thiết bị này cũng cho thấy việc giảm ô nhiễm đầu lọ và giúp bệnh nhân nhỏ thuốc thành công hơn. Bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn trong việc quản lý ­quá trình điều trị của mình.

  1. 2.3 Nanodropper:

Nanodropper là đầu chuyển đổi chai giúp giảm thể tích giọt xuống còn 10,4 μL. Hiệu quả của thiết bị này gần đây đã được đánh giá trong một thử nghiệm ngẫu nhiên về giãn đồng tử và liệt cơ thể ở trẻ em. Bằng chứng cho thấy mắt chỉ có thể hấp thụ khoảng 10 μL chất lỏng, nhưng các chai tiêu chuẩn phân phối 30 đến 50 μL, điều này có thể gây lãng phí và đôi khi dẫn đến cạn kiệt thuốc sớm. ­Các giọt thể tích nhỏ hơn có thể giải quyết những vấn đề này và các nghiên cứu trước đây ở trẻ sơ sinh và người lớn ủng hộ hiệu quả của các giọt nhỏ đối với giãn đồng tử và gây liệt toàn thân. Mặc dù thể tích thuốc nhỏ mắt nhỏ hơn nhưng không có bất kỳ sự thay đổi nào về lượng thuốc thực sự đi vào mắt, vẫn hữu ích để hỗ trợ về mặt lâm sàng. Một lợi thế nữa của Nanodropper khả năng giúp giảm thiểu chất thải, giúp thuốc nhỏ mắt sử dụng được lâu hơn. Một nhược điểm là nhà sản xuất khuyến cáo nên vứt bỏ thiết bị sau mỗi lần sử dụng.

3. Một số lưu ý đối với Bác sĩ lâm sàng.  

3.1. Hãy dành thời gian:

Điều quan trọng là phải hỏi bệnh nhân xem họ có gặp khó khăn khi sử dụng thuốc nhỏ mắt không? tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 30% đến 40% bệnh nhân.Việc giáo dục bệnh nhân về cách sử dụng đúng các thiết bị nhỏ mắt có thể tạo ra sự khác biệt lớn, nên quan sát bệnh nhân bắt đầu nhỏ thuốc nhỏ mắt và đưa ra các mẹo về kỹ thuật hoặc đề xuất một ­dụng cụ hỗ trợ nhỏ thuốc nếu cần.

  1. 3.2 Cái giá của độ chính xác:

Các thiết bị có thể có giá từ dưới 10 đô la đến khoảng 20 đô la mỗi thiết bị, điều này có thể gây gánh nặng cho một số bệnh nhân. Họ có thể cần mua nhiều thiết bị nếu họ dùng nhiều hơn một loại thuốc. Một số thiết bị có thể tái sử dụng, trong khi một số khác thì không. Vì vậy, sẽ hữu ích khi giới thiệu một thiết bị phù hợp với nhu cầu của họ nhưng không tốn kém.

  1. 3.3 Cải thiện khả năng tiếp cận:

Việc cung cấp các thiết bị hỗ trợ nhỏ mắt tại phòng khám có thể tăng cường về sự khéo léo thường xuyên hơn, dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn. Hiện tại ­ các chương trình bảo hiểm không chi trả các thiết bị hỗ trợ này mặc dù bệnh nhân có thể sử dụng tài khoản tiết kiệm linh hoạt để mua chúng. Chúng ta hy vọng những thay đổi trong tương lai với những bằng chứng tích cực và nhiều dữ liệu hơn từ các thiết bị này.

Bài viết của Patricia Weiser, PharmD.

Nguồn thông tin từ Tiến sĩ Mansberger- Trưởng khoa Mắt và Quản lý bệnh glôcôm, Viện Mắt Devers Portland, Oregon và Tiến sĩ Manishi A. Desai, phó giáo sư Mắt Đại học Boston.

Người dịch: BS. Hoàng Cương - DS.Vũ Hồng Minh, Bệnh viện Mắt TW.

 

95 Go top