Phiên họp thường kỳ Ban chỉ đạo Quốc gia PCML Bộ Y tế lần 12: Ngành mắt cần xây dựng một kế hoạch tổng thể hướng tới mục tiêu Thị giác 2020 

Ngày 24/3/2017, Ban chỉ đạo Quốc gia PCML Bộ Y tế họp phiên thường kỳ lần 12 đánh giá công tác PCML trong 2016, kế hoạch hoạt động PCML tới năm 2020: tiếp tục kiểm soát các bệnh gây mù có thể phòng tránh được đặc biệt mổ đục thể thủy tinh trong đó cần phải kiểm soát cả về số lượng lẫn chất lượng, tiến tới thanh toán về bệnh mắt hột,… GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Trưởng ban chỉ đạo QG PCML, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì phiên họp

Tại cuộc họp, TS. Vương Ánh Dương – TP. Quản lý chất lượng, Cục quản lý khám chữa bệnh tóm tắt nội dung Quyết định số 2560/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc đưa chăm sóc mắt trở thành chương trình phòng chống mù lòa Quốc gia là một nỗ lực không biết mệt mỏi của Bệnh viện Mắt TW nói riêng, sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các Ban/ ngành đoàn thể và sự đóng góp về mặt chính sách, kinh tế của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ ngành mắt Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe mắt cho nhân dân nhằm tạo môi trường pháp lý, điều kiện hướng tới mục tiêu “Thị giác 2020 và tầm nhìn 2030”.

Các thành viên cũng đã thông qua báo cáo đánh giá công tác PCML trong năm 2016, có nhiều ý kiến đóng góp chỉ ra một số vấn đề nổi cộm còn hạn chế, khó khăn trong PCML cộng đồng.

Mặc dù các địa phương đã nỗ lực trong nhiều năm qua tuy nhiên bệnh đục thể thủy tinh vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa chiếm tỷ lệ 74%(RAAB 2015), số lượng mù lòa do đục thủy tinh thể còn cao trong cộng đồng, hàng năm tồn đọng 150.000 ca chưa thể giải quyết. Nhiều đại biểu cũng đã thẳng thắn thừa nhận tình trạng thực hiện phaco điều trị bệnh đục TTT được thực hiện tràn lan, do kiểm tra giám sát lỏng lẻo, nhiều bác sỹ thực hiện không tốt về kỹ thuật đã gây nhiều biến chứng trong phẫu thuật, khiến người dân giảm sút niềm tin.

Việc chăm sóc mắt cho trẻ em cũng được quan tâm và đánh giá cao. Theo TS. Nguyễn Hồng Diễm – Cục Y tế dự phòng việc triển khai về tật khúc xạ học đường qua các thông tư, quyết định đối với trường học về khám sàng lọc đầu năm học cũng đã và đang triển khai. Tuy nhiên cũng gặp phải một số khó khăn khi làm như: nhân lực không đủ, kinh phí không có chủ yếu kinh phí do BHYT trích lại,…Vì vậy cũng cần phải có kế hoạch, cơ chế phối hợp, điều trị và dự phòng một cách thích hợp

Bác sĩ Võ Chinh Nga – Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Hồ Chí Minh: phòng chống mù lòa không chỉ cần có ngành Mắt Việt nam mà cần có sự quan tâm, phối hợp của các ngành liên quan khác như: Bộ giáo dục – đào tạo, Hội nội tiết, Bệnh viện Nhi TW, Bộ Lao động và thương binh xã hội.

Nhiều đại biểu cho rằng, cần đưa công tác truyền thông và truyền thông đại chúng vào trong các kế hoạch PCML, bởi đây là lĩnh vực quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức cộng đồng trong việc thực hiện các mục tiêu PCML từ nay đến năm 2020.

Tại phiên họp, các tổ chức quốc tế ORBIS, FHF đại diện các tổ chức NGO cũng đã báo cáo và có những chia sẻ và cam kết trong việc hỗ trợ phòng chống mù lòa trong những năm tới

Phát biểu tại phiên họp, GS.TS Nguyễn Viết Tiến ghi nhận,tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên và nhấn mạnh, trong thời gian tới cần thúc đẩy xây dựng chiến lược Quốc gia PCML từ này tới năm 2025 và tầm nhìn 2030 và các kế hoạch, các giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu PCML chiến lược đề ra.

GS. TS. Nguyễn Viết Tiến, trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia PCML, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì phiên họp lần thứ 12

TS. Nguyễn Xuân Hiệp báo cáo tình hình phòng chống mù lòa công tác PCML trong năm 2016, kế hoạch hoạt động PCML tới năm 2020.

TS. Vương Ánh Dương – Cục Quản lý chất lượng, Cục quản lý khám chữa bệnh tóm tắt nội dung Quyết định số 2560/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

36532 Go top