Khai mạc Hội nghị lập kế hoạch quốc gia Phòng chống mù lòa, hướng tới mục tiêu “Thị giác 2020” 

Sáng ngày 1/8/2008, Hội nghị lập kế hoạch quốc gia Phòng chống mù lòa đã khai mạc.

Hội nghị Quốc gia lập kế hoạch phòng chống mù lòa Việt Nam với sự tham dự và phối hợp của: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Các tổ chức trong nước: Hội Nhãn khoa Việt Nam, Bệnh viện Mắt Trung ương, Viện Chiến lược và chính sách y tế, Viện Dinh dưỡng, Quỹ Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Người tàn tật, Quỹ “ánh mắt trẻ thơ”; Các tổ chức NGOs quốc tế: AP, CBM, FHF, HKI, ITI, Orbis, Mekong Eye Docter, WHO... Và các đại biểu đại diện cho các đơn vị nhãn khoa các tỉnh, thành, khu vực: TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Định, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Thái Nguyên. Hội nghị cũng đã thu hút sự quan tâm của hàng chục các cơ quan thông tấn báo chí.

Mở đầu buỏi khai mạc, các đại biểu đã thông qua báo cáo tóm tắt ấn tượng đánh giá tổng quan thựuc trạng PCML ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết hiện nay, do PGS. TS. Đỗ Như Hơn – Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia PCML, Giám đốc Bệnh viện mắt TW thuyết trình.

Căn cứ trên những số liệu điều tra của Bệnh viện Mắt TW tại 16 tỉnh thành ở Việt Nam năm 2007, cho thấy có khoảng gần 380.000 người mù trên cả nước (chiếm tỷ lệ chung 3,2%). Số lượng người có thị lực 2 mắt thấp (dưới 6/10) ước khoảng 1,6 triệu người, nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam.

Nguyên nhân chính gây mù hiện nay: đục thể thủy tinh (66,1% tổng số người mù, chiếm tỷ lệ cao nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa), tiếp đến là bệnh lý bán phần sau (10,1%); glôcôm (thiên đầu thống) 6,5%; sẹo giác mạc (5,7%); mù lòa do bệnh mắt hột (phân bố không đều), và các bệnh lý về mắt khác...

Nhiều năm qua, ngành Mắt Việt Nam đã nỗ lực góp phần giảm tỷ lệ mù lòa đáng kể trên phạm vi toàn quốc (từ 0,63% năm 2002 xuống còn 0,43% năm 2007). Tuy nhiên mục tiêu của Việt nam phải nỗ lực hơn nữa để hạ thấp tỷ lệ mù trong dân số, giải quyết lược đục thủy tinh thể hàng năm, kiểm soát các bệnh gây mù có thể phòng tránh được, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cán bộ nhãn khoa, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ cao...trước những đòi hỏi đó, Việt Nam cần thiết phải chủ động xây dựng chiến lược phòng chống mù lòa dài hạn, ít nhất là kế hoạch triển khai PCML từ nay đến năm 2012 và chiến lược tổng thể đến năm 2020.

Mục tiêu và kỳ vọng nhất của Hội nghị này là xây dựng bản kế hoạch quốc gia PCML với những giải pháp cụ thể và khả thi, phù hợp với điều kiện Việt Nam, huy động được các nguồn lực cho công tác PCML.

Buổi chiều, các đại biểu cùng với những chuyên gia quốc tế thảo luận và bàn về vấn đề kiểm soát đục thể thủy tinh. Nhiều câu hỏi đã được các đại biểu đặt ra: Làm thế nào để giảm chi phí mổ đục thể thủy tinh hiện nay? Chất lượng phẫu thuật và niềm tin của người bệnh? Vận động người bệnh đi khám và điều trị phẫu thuật? Công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe trong cộng đồng? Đào tạo phẫu thuật viên mổ đục thể thủy tinh và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đối với các bác sỹ địa phương? Vận dụng các nguồn lực tài chính theo hướng xã hội hóa?....

Theo PGS. Hoàng Ngọc Chương (Đà Nẵng) cũng như nhiều đại biểu khác đồng quan điểm thì chất lượng phẫu thuật phải được đặt lên hàng đầu, không chạy theo số lượng mắc dù lượng bệnh nhân mù do đục thể thủy tinh là rất lớn. Ông Hans Limburg (chuyên gia y tế đại diện cho WHO) cũng ủng hộ ván đề này, nếu chất lượng phấu thuật 1 bệnh nhân kém thì sẽ dẫn đên hàng chục bệnh nhân khác mất niềm tin ở các bác sỹ. Bàn về vấn đề này, TS. Trần Phương Thu – Giám đốc Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh cho rằng: Với tỷ lệ biến chứng 4% hiện nay là vấn đề đáng quan tâm tới khâu đào tạo và chuyển giao kỹ thuật. Chất lượng đào tạo phẫu thuật viên cần được củng cố và coi trọng, nhất là đối với bác sỹ tuyến tỉnh, tuyến huyện và các hoạt động mổ cộng đồng, không có điều kiện theo dõi, chăm sóc hậu phẫu.... Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực xã hội hóa hoạt động đào tạo cán bộ. Thực tế cho thấy, khi được hỗ trợ tài chính, các phẫu thuật viên được học bài bản, kết hợp lý thuyết và thực nghiệm, tiếp cận nhanh với các kỹ thuật mới.

Về giá thành phẫu thuật đục thể thủy tinh hiện nay, theo ông Hans Limburg: có thể hạ giá thành thấp hơn nữa để người dân có thể tiếp cận được dịch vụ. Nhu cầu mổ đục thể thủy tinh ở Việt Nam là rất lớn, về lâu dài nếu như Việt Nam có thể tự sản xuất các vật liệu dùng trong phấu thuật đục thể thủy tinh (thể thủy tinh nhân tạo, chất nhầy, dao chỉ, thuốc men...) thì chi phí mổ đục thể thủy tinh sẽ giảm đi rất nhiều mà chất lượng vẫn đảm bảo.

Ngày mai (2/8), Hội nghị sẽ tiếp tục làm việc, thảo luận các các chuiyên đề: tật khúc xạ, quặm và bệnh glôcôm (thiên đầu thống)...

1392 Go top